Một ngôi nhà đẹp không chỉ có nội thất bên trong, mà còn phải có nhiều ánh sáng. Hãy đem lại nhiều ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà bằng những tư vấn nhỏ của Kính uốn cong dưới đây nhé.
Nhưng khác với cách thông thường của những ngôi nhà hiện đại là sử dụng hệ thống rèm cho cửa, thì ngôi nhà này đã “lọc sáng” một cách khác, đem lại một hiệu quả rõ rệt trong việc khai thác ánh sáng tự nhiên và thể hiện một “gu” riêng của kiến trúc sư thiết kế – cũng là chủ nhân ngôi nhà.
Ánh sáng trong phòng sinh hoạt chung ở lầu 1 được đón từ mặt tiền phía trước và lọc qua những tấm mành tre truyền thống.
Có diện tích khá lớn, nhưng với “cuộc đất” này thì công trình vẫn chỉ là dạng nhà lô phố. Tuy vậy, vị trí xây dựng và môi trường là có những đặc thù, thuận lợi riêng. Đó là ngôi nhà có tới ba mặt thoáng, và dù gọi là nhà lô phố, nhưng ở đây chưa có phố, chỉ có những con ngõ nhỏ và rất sâu, không gian khá thoáng đãng và cảnh quan còn ít nhiều dấu vết của mảnh đất làng xưa bên hồ Tây.
Công trình quay mặt chính về hướng nam – ghé đông, chỗ đó… không có ngõ và không có lối vào. Về mặt vật lý, khí hậu đó là một hướng tốt và trong trường hợp cụ thể này mở ra được một tầm nhìn thoáng, rộng trên cơ sở hiện trạng. Song đổi lại, chủ nhân phải “hy sinh” một lối đi bên sườn nhà – từ sau ra sân trước, bởi lối đi nhà vào từ phía sau. Mặt chính quay hướng này, nhưng diện lớn nhất của ngôi nhà lại đón nắng hướng tây; và vì vậy, việc xử lý yếu tố bất lợi này là một vấn đề quan trọng của giải pháp thiết kế.
Với quan điểm tận dụng khai thác ánh sáng và thông thoáng tự nhiên, khắc phục yếu tố bất lợi đó, người thiết kế vẫn cho mở rất nhiều cửa ở hướng tây, và dùng giải pháp kiến trúc – kỹ thuật để chắn nắng. Hệ thống cửa phía này bao gồm hai lớp: trong kính, ngoài chớp. Đây là một giải pháp cũ nhưng người thiết kế đã sáng tạo để phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng hệ cửa gỗ kính – chớp thông thường, tác giả đã phân làm hai hệ thống độc lập. Bên trong là hệ cửa nhôm kính rất đơn giản; còn phía ngoài là một hệ cửa chớp “tự chế”. Hệ cửa chớp này có khung bằng thép hộp, trong định vị các cấu kiện chớp lật tiền chế của hệ nhôm – kính, và thay thế tấm chớp kính bằng những lam gỗ. Hệ cửa chớp này có cơ chế vận hành khá linh hoạt, những chỗ không cần thiết mở lớn là cố định, còn lại có thể đóng – mở quay, hoặc trượt trên bề mặt tường ngoài; tất cả các lá chớp có thể điều chỉnh được độ nghiêng tuỳ ý để đón ánh sáng phù hợp cho không gian và sinh hoạt. Giải pháp này thể hiện sự ưu việt so với cửa trong kính ngoài chớp truyền thống ở chỗ chủ động “lọc sáng” vào nhà; và cũng ưu điểm hơn việc sử dụng một lớp cửa kính với rèm che bên trong về mặt an toàn và chắn được bức xạ mặt trời.
Khoảng thông tầng với vườn cảnh là nơi kết nối giữa không gian sinh hoạt chung và phòng ăn. Ánh sáng được lấy từ bên và cũng được lọc qua mành tre. Giải pháp mở rộng không gian và tầm nhìn mà vẫn có được sự riêng biệt và kín đáo cần thiết của hai không gian.
Các hệ cửa phía trước và sau nhà, với diện nhỏ hơn và ít chịu tác động của ánh nắng mặt trời được thiết kế một lớp, sản xuất thủ công bằng thép – kính. Cũng trên tinh thần “lọc sáng” như vậy, giải pháp “lọc sáng” của hệ cửa này là một loại vật liệu – cấu kiện rất truyền thống: mành tre.
Ngôi nhà lúc nào cũng tràn ngập ánh sáng. Ánh sáng được lấy từ nhiều hướng, nhiều vị trí và đã được “lọc” nên đều và không chói gắt – kể cả khi nắng chiếu trực tiếp vào diện tường hướng tây, tạo nên hiệu quả thẩm mỹ cao cho không gian nội thất, và tất nhiên là cả giá trị công năng sử dụng.
Mặt cắt công trình cũng khá linh hoạt với cấu trúc lệch tầng từ tầng hầm lên lầu 1. Theo đó, tầng hầm chìm phần lớn dưới đất chỉ chiếm một nửa diện tích nằm phía sau, đây là sự khởi đầu của sự lệch tầng và chênh cốt. Tầng trệt và lầu 1 có khoảng chênh cốt giữa trước và sau, tạo nên một vế thang ngắn đi cạnh khoảng thông tầng – là điểm kết nối thú vị trong không gian. Đặc biệt, lầu 1 là một không gian mở liên thông hoàn toàn giữa phòng sinh hoạt chung, bếp – phòng ăn, cùng với cầu thang và khoảng thông tầng ở giữa nhà. Cấu trúc lệch tầng này rất hợp lý tạo nên khoảng phân cách nhất định giữa phòng sinh hoạt chung và phòng ăn, và làm cho phòng sinh hoạt chung rộng rãi có chiều cao trần hơn những chỗ khác, phù hợp tỷ lệ không gian. Từ lầu 2 trở lên là những mặt bằng cùng cao độ. Khoảng thông tầng cũng dừng lại ở đây, thay vào đó là hệ thống phòng vệ sinh của các phòng ngủ. Lầu 3 được thiết kế như một căn hộ riêng với phòng ngủ và phòng làm việc của chủ nhân, không có cửa ngăn cách.
Kính uốn cong Hà Nội hi vọng các bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn thẩm mĩ cho ngôi nhà của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét